Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Lễ Hội : tệ nạ tái phát


Đến các chuyên gia khi được đề nghị nêu ý kiến phản biện cũng lắc đầu: nói mãi nhưng chuyện vẫn thế thôi!
“Tôi từ tận TP.HCM đến đền Bà Chúa Kho xin lộc đầu năm nhưng lộc đâu chưa thấy, thoát khỏi biển người thì ví lẫn điện thoại đều không còn. Không phải tôi bị móc túi mà đúng hơn là tôi bị cướp ngay giữa ban ngày mà không làm gì được” - một du khách bức xúc chia sẻ.
Để đến được sân đền Bà Chúa Kho, vị khách này phải đi ôtô từ Hà Nội, xuống xe cách đền 5km vì tắc đường, chưa kể là thoát khỏi mạng lưới những người bán hàng chèo kéo mua đồ lễ. Đây không phải là cảnh hiếm ở đền Bà Chúa Kho mấy năm nay. 

Hàng ngàn người dân đi hội Chợ Viềng, Nam Định - Ảnh: Lam Khê
 

Nhưng chùa Hương chưa kịp khai hội thì du khách đã chen chúc trên những chiếc đò đơn sơ dẫn đến quá tải, chỉ cần đò chao mạnh nước đã ngập vào khoang. Cũng không ai nghĩ đến việc phải mặc áo phao cho an toàn vì lý do hết sức đơn giản: mấy năm nay chẳng có vụ tai nạn nào. Phía cáp treo lên động Hương Tích, loa vẫn nói ra rả cấm khách mua vé của “cò”, nhưng bên dưới “cò” vẫn hoạt động, chỉ không thấy bóng cơ quan chức năng đâu.Ai đi chùa Hương sáng mồng 6 cũng thêm một lần chứng kiến sự thất hứa của cơ quan quản lý di tích. 

Cũng hiếm khi thấy người đi chơi hội có ý thức khi đến chốn trang nghiêm. Áo mưa tiện lợi mặc một lần rồi vứt la liệt, rác xả từ sân chùa ra đến tận đường. Để cầu may, người cố ném tiền vào hậu cung, người cố nhét tiền vào miệng sư tử để trước cửa chùa. Khe đá trong động, giếng Giải Oan cũng ngập tràn tiền lẻ.

Lễ hội đầu năm có lẽ là dịp để mọi ngành nghề trăm hoa đua nở: hàng ăn, trông xe, bán đồ lễ, đồ lưu niệm đến cả cờ bạc. Chợ Viềng (Nam Định) mở suốt từ chiều mồng 7 đến sáng mồng 8 năm nào cũng đủ trò từ bầu cua, tung vòng đến “chiếc nón kỳ diệu” với mức thưởng được hứa hẹn gấp 10-20 lần.

Tuy nhiên, theo thống kê của thanh tra Bộ VH-TT&DL, từ đầu năm đến nay chưa xử phạt vi phạm nào. Từ đầu mùa lễ hội, các đoàn thanh tra đã đi kiểm tra tình hình lễ hội tại các tỉnh phía Bắc. “Chủ trương của bộ là không bỏ qua một lễ hội trọng điểm nào, thanh tra đã có mặt tại Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Yên Bái, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định...
Theo đánh giá của chúng tôi, lễ hội năm nay có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là nhận thức của chính quyền địa phương nơi diễn ra lễ hội.

Lễ hội khắp nơi
* Huế: hai lễ hội đặc sắc
Tại Thừa Thiên - Huế sáng nay 19-2, hội vật truyền thống làng Sình khai hội tại sới vật đầu làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Hình thành từ thời các chúa Nguyễn, từ hàng trăm năm nay hễ đến ngày mồng 10 tháng giêng, nhiều người khắp nơi thường nhớ tới câu ca Dù ai đi ngược về xuôi/Đến ngày hội vật nhớ quay về Sình mà tìm về hội vật truyền thống độc đáo bên bờ sông Hương này.
Đặc biệt năm nay đến kỳ “tam niên đáo lệ” (ba năm một lần tổ chức hội lớn), lễ hội cầu ngư làng Thai Dương sẽ diễn ra sáng 21-2 (12 tháng giêng) tại sân đình Thai Dương Hạ và mặt phá Tam Giang thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế. 
* Yên Bái: lễ hội sông Hồng
Lễ hội diễn ra trong ba ngày (17 đến 19-2) tại đền Đông Cuông, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên với các hoạt động như liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc, thi đấu các môn thể thao, triển lãm với chủ đề Sông Hồng xưa và nay, lễ khao quân thời Trần, trình diễn quy trình làm giấy dó truyền thống... Một số tour du lịch dọc tuyến sông Hồng Yên Bái - Lào Cai, Yên Bái - Phú Thọ cũng được tổ chức trong dịp này.
* Tuyên Quang: lễ hội lồng tồng
Năm nay lễ hội lồng tồng - ngày hội xuống đồng - được tỉnh Tuyên Quang tổ chức cùng lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghi lễ then của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang. Là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang, lễ hội lồng tồng được tổ chức vào mồng 8 tháng giêng âm lịch hằng năm với mong ước cầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét